TRENDING

Tìm kiếm Blog này

Lưu trữ Blog

Người đóng góp cho blog

Các loại mực in dành cho máy in (Phần 2)

Tìm hiểu thêm về 2 loại mực cơ bản thường dùng cho máy in phun đen trắng và in màu.  Mực dạng lỏng Hiện nay, mực dạng lỏng có thể x...

Entertainment

Famous Posts

Image Post

Business

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Các loại mực in dành cho máy in (Phần 2)

Tìm hiểu thêm về 2 loại mực cơ bản thường dùng cho máy in phun đen trắng và in màu. 

Mực dạng lỏng


Hiện nay, mực dạng lỏng có thể xem là thong dụng nhất và sử dụng an toàn cho các máy in phun. Tùy theo cấu trúc máy in, mực dạng lỏng được bơm lên và phun ra đầu phun thành những giọt mực rất nhỏ lên giấy tạo nên hình ảnh và kí tự.
Mực dạng lỏng là kiểu mực nước, dùng rất phù hợp cho việc in ảnh, in đồ họa, bản vẽ, vì mực lên màu đẹp. Tuy nhiên, mực dảng lỏng có một nhược điểm là dễ bị phai màu dưới tác động của môi trường hơn các loại mực đặc. Vì thế, khi dùng mực nước dạng lỏng bạ phải sử dụng đúng cách, hạn chế dính nước và bụi bẩn, nắng gió tác động.
Mực dạng lỏng nên cần phải bảo quản và pha chế với chất màu chống phai và một loại dung dịch chuyên dụng cho mực in không phải là nước để bảo quản mực tốt nhất. Hơn nữa, cần chọn lựa đúng loại giấy được cung cấp giấy in dành cho mực lỏng là loại giấy dày, không thấm nước thì mực mới nhanh khô trên giấy sau in và không bị lem, ăn mực hơn, hình ảnh mới sắc nét. Chú trọng chọn giấy cung cấp giấy in tốt, có bề mặt nhẵn mịn, chống thấm tốt khi dùng mực in lỏng cho máy in. 

mực dạng lỏng có thể xem là thong dụng nhất và sử dụng an toàn cho các máy in phun.

Mực dạng bột


Khác với máy in phun thường dùng mực lỏng, thì máy in laser thích hợp dùng mực dạng bột. Mực bột là loại mực được làm bằng cách liên kết một chất màu với một polymer để tạo thành một loại bột nhuyễn có tính chất điện học đặc biệt. Cơ chế hoạt động là một tia laser quét hình ảnh cần in lên một tang trống (drum), nạp tang trống này với một điện tích tĩnh điện. Tang trống sẽ quay lên hộp đựng mực bột, hút bột mực mà sau đó được chuyển lên giấy cung cấp giấy in và làm chảy ngay chỗ cần in.
Mực dạng bột ưu việt về độ bền và chất lượng, nhất là cho các ứng dụng như in văn bản và bản vẽ nét đơn. Mực dạng bột cũng có ưu điểm là lâu phai và khó tróc, tuy nhiên lại được đánh giá là không sắc nét và màu sắc không tươi tắn bằng mực dạng lỏng với máy in phun. Vì thế, khi in ảnh màu người ta thường sẽ chọn in phun với mực lỏng nhiều hơn dù in laser sẽ nhanh và lâu phai hơn.


Các loại mực in dành cho máy in (Phần 1)

Mực in dùng cho máy có 4 loại cơ bản. Cùng tìm hiểu đặc tính của từng loại để phân biệt và lựa chọn dùng đúng cho máy in của bạn. Máy in canon 2900, 3300, Hp, Brother, Ricoh…

Mực ruy băng (ribbon)


Mực in ruy băng là loại mực in lâu đời và được nhiều người dùng nhất từ trước đến giờ. Tuy hiện nay mực này đã hạn chế đùng với một số dòng máy mới nhưng mực ruy băng vẫn còn được sử dụng trong in biên lai và in hóa đơn do mực in ra bản in khá tốt. Có các loại mực ruy băng in nhiệt in ra với chất lượng cao.
Không dùng nhiều cho các máy in văn phòng như máy in canon 2900, HP LaserJet Pro…
Mực in dùng cho máy có 4 loại cơ bản.

Mực dạng đặc


Đây là lại mực do công ty Tektronix sản xuất ra. Say này, nó được hãng Xerox mua lại để phát triển hơn về công nghệ sản xuất mực theo công nghệ máy in tiên tiến, mới hơn. 
Mực dạng đặc là loại mực kiểu như sáp, bán thành từng cục nhỏ từng màu để sơ chế để tạo hình ảnh trên giấy. Bao gồm đầy đủ các bảng mã màu như: màu lục lam, đỏ tươi, vàng và đen, hay CMYK – cyan, magneta, yellow, black. Cách mực hoạt động trong máy in là chúng được được làm chảy và được phun lên một ống lăn mực có tra dầu bằng công nghệ tương tự trong các máy in offset. 
Mực dạng đặc rất thân thiện với môi trường, không gây độc hại trong quá trình sử dụng. Mực này có điểm mạnh là nhanh khô, nên máy in có thể bỏ qua công đoạn sấy nhờ đó tốc độ in sẽ nhanh hơn, mực bám màu cũng bền hơn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu thường cao hơn so với chi phí đầu tư cho máy in laser. 
Tùy theo máy in phun hay laser mà chọn loại dòng mực phù hợp nhất để máy vận hành linh hoạt và lâu bền. Tìm hiểu thêm 2 loại mực cơ bản khác ở các phần tiếp theo của series bài về mực in cho máy in. 
Chọn mua các dòng máy in laser như máy in canon 2900 có hộp mực lớn, tiết kiệm mực, độ bền cao giúp tiết kiệm chi phí hơn.


Tác hại của giấy in bị ẩm ướt trong in ấn

Bạn có thắc mắc tại sao giấy in khi cất giữ lâu ngày không sử dụng ngoài không khí dễ bị ẩm ướt và ố màu không? Đó là do giấy in vốn có tính chất hút ẩm, mà môi trường khí hậu ở Việt Nam lại là khí hậu nhiệt đới nóng ẩm với độ ẩm không khí cao, vì vậy giấy in nếu không được bảo quản kỹ rất dễ hút ẩm và biến dạng gây rất nhiều tác hại nếu đem đi in.

Khả năng thấm hút của giấy in


Giấy in, đặc biệt là giấy văn phòng đều được nghiên cứu kỹ lưỡng về độ hút mực và việc thực hiện điều kiện một cách đúng lúc sự dính kết của mực in, để thu nhận được kết quả là một bản in chất lượng tốt.
Thấm hút là đặc tính cơ học của giấy, phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc của giấy.Tùy theo hàm lượng hơi nước, loại bột giấy, độ nghiền và hóa chất dùng trong quá trình sản xuất mà độ ẩm trong giấy sẽ thay đổi từ 2-12%. Nếu độ ẩm của giấy tăng lên như khi giấy bị ẩm, xơ sợi sẽ trương phình làm biến đổi cấu trúc giấy, giảm độ liên kết giữa các xơ sợi nên khi in dưới áp lực máy in dễ bị đứt rách, gây nên hiện tượng kẹt giấy.


Thấm hút là đặc tính cơ học của giấy, phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc của giấy

Vì sao giấy in bị ẩm ướt?


Vì giấy in, giấy văn phòng rất nhạy trong việc thấm nước nên người ta thường rất chú ý đến khâu bảo quản. Khuyến cáo về việc bảo quản giấy in là không tháo bao bì cho đến khi giấy in được sử dụng, luôn bảo quản giấy in trong bao bì, bảo quản giấy in ở nhiệt độ: 10 ~ 55º C, độ ẩm: 55 ~ 95% RH, tránh xa nguồn nhiệt, dầu mỡ, tránh độ ẩm quá thấp hoặc quá cao.
Điều đó có nghĩa là điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của môi trường ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc của giấy in, giấy văn phòng.
Nếu gặp giấy kém chất lượng, khi bị ẩm sẽ trở nên yếu hơn, khả năng mục nát sẽ nhanh hơn do cấu trúc cơ học yếu hơn.

Tác hại của giấy in bị ẩm ướt trong in ấn


Tác hại của giấy in ẩm ướt trong in ấn



Trong hoạt động in ấn, một khuyến cáo được đưa ra chính là không nên sử dụng giấy in, giấy văn phòng bị ẩm ướt. Vì khi cấu trúc cơ học của giấy thay đổi do ẩm ướt thì giấy in dễ bị xé rách do tác động lực khi in. Điều này dĩ nhiên tác động xấu đến việc in ấn, gây ra tình trạng kẹt giấy, hỏng linh kiện. Việc khắc phục sự cố in ấn kể trên rất tốn thời gian và thiệt hại chi phí ít nhiều.

Review máy in đa chức năng Brother MFC 9970CDW

Cùng đánh giá các chức năng đa năng của máy in màu Brother MFC-9970CDW

In ấn


Máy được trang bị bộ xử lý tốc độ 400MHz và bộ nhớ chuẩn 256MB cho phép in ở hai mức chất 
lượng: in thường (600x600 dpi) và in tốt (2400 dpi class). Máy sử dụng 4 hộp mực (CMYK). Ở mỗi mức chất lượng in, người dùng có thể tùy chọn để in màu tự động, đơn sắc hay chỉ kết hợp từ ba màu (không sử dụng màu đen). 

Review máy in đa chức năng Brother MFC 9970CDW


Quét


Máy thể hiện chức năng quét ảnh màu với độ phân giải quang học 1200x2400dpi, nội suy lên đến 19.200x19.200dpi. Quét và tạo dữ liệu hình ảnh ở các định dạng TIFF, JPEG, BMP, PDF, PNG. Quét tập văn bản ở định dạng PDF, máy tự động ghép thành một tập tin, có hỗ trợ tạo mật khẩu cho tập in PDF nếu chọn Secure PDF.
Máy cũng có thể quét rồi nhận dạng và lưu dưới các định dạng: TXT, HTML, RTF, XLS, WPD hoặc gửi mail, fax trực tiếp. Trên mỗi độ phân giải, trình điều khiển của máy cho phép quét ảnh màu (24-bit), sắc xám hay đen trắng. Người dùng còn có thể hiệu chỉnh sáng tối, tương phản và kích thước để có được dữ liệu quét ưng ý nhất.
Chất lượng quét tốt dù chọn màu, đen trắng hay sắc xám. Quét ở độ phân giải thấp nhất 100dpi, ảnh vẫn được dữ liệu sắc nét và đầy đủ màu sắc; văn bản dù hơi nhòe nhưng chữ vẫn rõ ràng, dễ đọc.

Copy                                                                                          


Brother MFC 9970CDW tạo bản sao màu và đơn sắc với độ phân giải tối đa 1200x600dpi, ở 4 chế độ: Auto, Text, Photo và Graph. Chất lượng bản sao ở các chế độ dễ chấp nhận. Bản sao ảnh cho màu sắc gần giống với bản gốc dù có hạt và những sọc nhỏ. Nhờ khay cuốn giấy tự động có hai nguồn sáng nên việc tạo bản sao từ 2 mặt sang 2 mặt dễ dàng. Tốc độ sao nhanh.

Brother MFC 9970CDW tạo bản sao màu và đơn sắc với độ phân giải tối đa 1200x600dpi

Fax


Chức năng Laser Fax và PC-Fax tối ưu hơn nhờ được tích hợp moderm 33.6Kbps với bộ nhớ cho phép lưu trữ 500 trang. Bạn có thể Fax từ nguồn tài liệu thực tế hoặc từ dữ liệu có sẳn trong máy tính với độ phân giải 200x200dpi (mặc định), 100x100dpi hay 150x150dpi. Máy hỗ trợ đầy đủ tính năng của một máy Fax như gửi, nhận, quay số, lưu số, hiệu chỉnh lỗi và nhiều tính năng khác. Phần mềm Control Center 4 hỗ trợ hầu hết các chức năng khi liên kết cùng máy tính cũng như cho phép chỉnh độ sáng tối, tương phản để bạn có chất lượng vừa ý nhất.

Nếu có nhu cầu mua máy in canon 2900 hãy liên hệ vmax.vn để có giá chính hãng tốt.

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Review máy in đa chức năng Brother MFC 7470D

Máy in Brother MFC-7470D là máy in laser đơn sắc có tích hợp chức năng quét, copy và đặc biệt là khả năng in ấn hai mặt tự động hết sức tiện lợi.

Thiết kế


Brother MFC 7470D có màu đen chủ đạo, thiết kế đơn giản, dễ nhìn. Máy có thêm tay nghe điện thoại và đế gác dính liền vào thân máy. Máy có gắn khay kính phẳng lẫn khay cuốn giấy tự động nhưng MFC 7470D vẫn gọn gàng và nhẹ với kích thước 477 x 399 x 316 mm, và nặng 11,9kg, phù hợp cho văn phòng hay hộ kinh doanh.
Khay chứa giấy tối đa được 250 tờ khổ A4. Khe giấy vào (không có khay đỡ) nằm ngay trên hộc cung cấp giấy in chuẩn cho phép in từng bản một.
Brother MFC-7470D 

Kết nối


Phía sau, ngoài cổng nguồn, máy có cổng USB 2.0 cho việc kết nối với máy tính, cổng vào/ra RJ11 dành cho fax và cổng kết nối vào tay nghe.

Chất lượng


Máy được trang bị bộ xử lý 200MHz và bộ nhớ đệm 32MB. Máy có màn hình LCD (16 ký tự X 2 dòng) và nhiều nút được phân bố theo nhóm chức năng (nhóm hệ thống và LCD, nhóm “Print“, nhóm “Fax“, nhóm “Copy“) sẵn sàng hỗ trợ việc giao tiếp với máy.
Máy có khay kính phẳng phù hợp cho bản gốc dày (tài liệu, tập, sách truyện) phục vụ chức năng Copy, Scan, Fax. Khay cuốn giấy tự động thuận tiện cho tập tài liệu rời. Với tiện ích như bộ phận cuốn giấy tự động có thể mở ra, thuận tiện xử lý khi gặp sự cố rắc rối về cung cấp giấy in khi in.
Phần trên của máy có thể bật lên trong quá trình in ấn giúp khay giấy ra thoáng hơn, tránh rơi rớt hay kẹt giấy khi in số lượng nhiều. Cartridge mực có thể được lấy ra dễ dàng từ nắp bật phía trước khoang máy. Khay trở giấy hỗ trợ in hai mặt có thể rút ra từ phía sau để tiện xử lý khi kẹt giấy. Với tính năng in ấn hai mặt khá tiện lợi cho việc in ấn tự động vừa tiết kiệm thời gian in ấn lật mặt thủ công, vừa giúp tiết kiệm chi phí một mặt giấy in, tiết kiệm chi phí in ấn tối đa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt nhất có thể.


Nghịch lý nguyên liệu ngành giấy Việt Nam

Tình hình thực tế ngành giấy nước ta hiện nay, mỗi năm chúng ta xuất khẩu hăng trăm nghìn tấn gỗ nguyên liệu nhưng lại phải bỏ ngoại tệ ra nhập về bột giấy và giấy thành phẩm. Điều này chứng tỏ công nghệ giấy Việt Nam hiện nay chưa phát triển thật sự mà chỉ đang chịu sự chi phối của nước ngoài. Bên cạnh đó, hiện nay số lượng lớn giấy đã qua sử dụng vẫn chưa được đưa vào tái sản xuất, gây ra tình trạng lãng phí đáng báo động.

Rừng nhiều nhưng vẫn “đói”

Nghịch lý nguyên liệu ngành giấy Việt Nam


Thời gian qua, trong khi cả nước thực hiện kiềm chế nhập siêu thì ngành giấy lại làm ngược lại là kiềm chế xuất khẩu, đẩy mạnh nhập khẩu.
Ông Vũ Văn Cường, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương cho biết: Nguyên nhân của tình trạng tăng nhập, giảm xuất ở ngành giấy là do sự thiếu hụt quá lớn bột giấy nguyên liệu, mặc dù gỗ nguyên liệu không hề thiếu. Hiện cả nước có khoảng trên 300.000 ha rừng nguyên liệu, mỗi năm trồng mới khoảng 7.000 ha, nhưng chỉ có rất ít nhà máy sản xuất bột giấy.
Ông Vũ Ngọc Bảo – Tổng Thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, cho biết: Nhiều rừng nguyên liệu ở Thanh Hóa, Kon Tum có gỗ đã đến tuổi khai thác nhưng không có đầu ra nên phải bán gỗ cho tư nhân hoặc các doanh nghiệp dùng vào mục đích khác. Với người trồng rừng thì bán cho ai cũng là tiền, vấn đề là ngành giấy đã phải đầu tư một lượng vốn không nhỏ cho người trồng rừng nguyên liệu, nhưng lại không thể thu mua gỗ vì chưa có nhà máy chế biến bột giấy.

Công ty giấy Việt Nam chưa tận dụng được nguồn nguyên liệu

Đó là do sự đầu tư bất hợp lý, thiếu cân đối giữa sản xuất bột và sản xuất giấy. 

Hiện chỉ có một số ít doanh nghiệp như Công ty Giấy Bãi Bằng và Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai là chủ động đáp ứng được khoảng 80% tổng số bột cho sản xuất giấy.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cho biết, trong khi nước ta có thế mạnh và tiềm lực về rừng nguyên liệu và trên thực tế vẫn đang xuất khẩu gỗ hoặc dăm mảnh, thì hàng năm các doanh nghiệp ngành giấy vẫn phải nhập 10.000 - 15.000 tấn bột giấy. Đó là do sự đầu tư bất hợp lý, thiếu cân đối giữa sản xuất bột và sản xuất giấy. Bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau mà việc kéo dài đầu tư xây dựng một số nhà máy đáp ứng không kịp nhu cầu sản xuất, làm mất cơ hội cạnh tranh với sản phẩm giấy các nước.


 
Back To Top